
- Th07 31, 2023
Kiếm tiền trên Zing MP3 có lừa đảo không? Nhiều con mồi đã sụp bẫy
Kiếm tiền trên Zing MP3 có lừa đảo không là chủ đề hot trên MXH thời gian qua khi hàng loạt các thông tin tố giác với số tiền bị lừa lên đến hàng tỷ đồng xuất hiện.
Các nạn nhân đã khai báo cơ quan công an về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản dưới hình thức "nghe nhạc kiếm tiền online".
Beelink.app tổng hợp thông tin xác nhận xem việc kiếm tiền trên ZingMP3 có phải lừa đảo không? Theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết
Kiếm tiền trên Zing MP3 có lừa đảo không?
Kiếm tiền trên Zing MP3 có lừa đảo không là thắc mắc chung của nhiều người Việt, nhất là những người muốn làm việc kiếm tiền online.

Khi truy cập các trang MXH hay hội nhóm tìm việc, không khó để bắt gặp những bài viết với chủ đề:
- Tìm người nghe nhạc thả tim nhận 15K/1 bài nhạc.
- Tìm người xem video và follow tài khoản nhận 300K/ngày.
Điểm chung của những công việc này là sự đơn giản, không tốn nhiều thời gian nhưng vẫn nhận được thù lao cao hấp dẫn.
Để xác minh thông tin, các chuyên gia đã liên hệ trực tiếp tới Zing MP3 và được biết không có bất cứ chương trình trả tiền cho người nghe nhạc nào được đơn vị này triển khai.
Như vậy, toàn bộ các công việc có liên quan đến nghe nhạc trả tiền đều là gian lận, lừa đảo.
Bạn nên cảnh giác và tuyệt đối không tin lời hứa hẹn của những đối tượng xấu đang giới thiệu việc làm này trên các mạng xã hội.
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo nghe nhạc Zing MP3 kiếm tiền
Nếu bạn vẫn chưa rõ việc nghe nhạc Zing MP3 kiếm tiền có lừa đảo không qua các thông tin trên thì vụ việc lừa đảo lên đến 1.1 tỷ đồng sau chính là lời cảnh tỉnh:
"Theo thông tin từ phòng điều tra công an tỉnh Thanh Hóa, chị NTT sinh năm 1989 đã đến khai báo hành vi lừa đảo lên đến 1.1 tỷ đồng khi tham gia hình thức nghe nhạc nhận tiền.
Chị chia sẻ, sau khi nhận 50K tiền hoa hồng thả tim trên ứng dụng Zing MP3 chị đã tin tưởng và liên tục làm theo yêu cầu của các đối tượng xấu.
Chúng yêu cầu chị T truy cập vào website có tên miền hi555.com để thực hiện nhiệm vụ và hứa hẹn sẽ thanh toán khoản hoa hồng cao.
Tin vào lời dụ dỗ, chị T liên tục chuyển tiền tới các tài khoản mà đối tượng cung cấp để nhận thêm hoa hồng khủng.
Tuy nhiên, càng chuyển chúng lại càng yêu cầu số tiền lớn hơn đến mức chị T không thể vay mượn được nữa.
Khi đã gửi tổng số tiền lên đến 1,1 tỷ đồng, chị T yêu cầu nhận lại toàn bộ số vốn mình đã bỏ ra thì bị chặn liên lạc.
Lúc này T mới biết mình đã bị lừa và ra cơ quan công an để trình báo sự việc."

Những dấu hiệu việc làm online lừa đảo
Có thể thấy, hình thức tiếp cận và lừa đảo của các đối tượng rất đơn giản nhưng lại đánh đúng vào tâm lý người dùng mạng.
Ngoài việc nghe nhạc kiếm tiền còn vô vàn các "công việc nhẹ nhàng mà lương cao" khác đang được giới thiệu trên internet.
Để tránh mắc phải sai lầm bạn hãy chú ý các yêu tố lửa đảo sau:
- Công việc quá đơn giản, không đòi hỏi kỹ năng đặc biệt nhưng tiền thù lao lại rất lớn.
- Yêu cầu người làm chuyển khoản đặt cọc hoặc trả tiền cho khóa đào tạo để được làm việc.
- Yêu cầu bạn thực hiện nhiệm vụ tại các trang web lạ.
- Không có nhiều thông tin công việc chi tiết.
- Các đối tượng thường dùng tài khoản clone để đăng bài trên MXH và yêu cầu kết bạn Zalo để trao đổi công việc.
Lời kết
Như vậy, có thể khẳng định tin đồn kiếm tiền trên Zing MP3 có lừa đảo không hoàn toàn chính xác.
Các đối tượng xấu đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và mong muốn kiếm tiền online của nạn nhân để lừa gạt số tiền lớn lên đến 1.1 tỷ đồng.
Bạn nên tuyệt đối cảnh giác trước những việc nhẹ lương cao yêu cầu chuyển tiền đặt cọc trước nếu không muốn dẫm vào vết xe đổ này.